Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong thực hiện chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Kazakhstan.

Medium AVNG5581406 1 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Nursultan Nazarbayev.

Chiều 31/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Nursultan Nazarbayev.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngcoi chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nursultan Nazarbayev là biểu hiện tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa hai nước.

Tổng Bí thư bày tỏ vui mừng trước những thành tựu mà nhân dân Kazakhstan đã đạt được trong những năm vừa qua, tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, Kazakhstan sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, trong thực hiện chính sách đối ngoại của mình, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Kazakhstan.

Tổng thống Nursultan Nazarbayev đánh giá cao những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng, phát triển đất nước cũng như uy tín, vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Tổng thống nhấn mạnh Kazakhstan coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Việt Nam và sẽ tăng cường hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, cũng như về văn hóa, giáo dục, đào tạo.

Lam Bình(theo chinhphu)


(Theo website Tất Thành Cang)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội của Venezuela


Chiều 31/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật ngài Fernando Soto Rojas, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Venezuela đang ở thăm chính thức Việt Nam.

tong bi thu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Quốc hội của Venezuela

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngài Fernando Soto Rojas, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Venezuela. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu của Venezuela trong việc nâng cao đời sống nhân dân, ổn định tình hình đất nước và những đóng góp quan trọng của Venezuela đối với phong trào cánh tả khu vực Mỹ Latinh và Caribe; bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, Venezuela sẽ giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Tổng Bí thư thông báo với ngài Chủ tịch Quốc hội một số nét về tình hình Việt Nam và Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua và đề nghị Quốc hội, Chính phủ hai nước tiếp tục mở rộng các lĩnh vực hợp tác, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, thực chất hơn, hiệu quả hơn.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn sự ủng hộ và tình đoàn kết quý báu mà nhân dân Venezuela anh em đã và đang dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay; khẳng định Việt Nam quyết tâm củng cố, tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước, đưa quan hệ Việt Nam-Venezuela lên một tầm cao mới.

Tổng Bí thư cũng đã nhờ Chủ tịch Quốc hội Fernando Soto Rojas chuyển lời hỏi thăm và chúc sức khỏe tới Tổng thống Hugo Chavez.

Ngài Fernando Soto Rojas chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian tiếp Đoàn; đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Ngài Chủ tịch Quốc hội bày tỏ ấn tượng sâu sắc trước những kết quả to lớn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam; chúc Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Ngài Chủ tịch Quốc hội Venezuela thông báo với Tổng Bí thư tình hình Venezuela và công tác chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống năm 2012 của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất của Tổng thống Hugo Chavez; và bày tỏ mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước nói chung và quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước nói riêng.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, chiều 31/10 tại trụ sở Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đã tiếp bà Mercedes Ponce Delgado, Phu nhân Chủ tịch Quốc hội Venezuela.

Nguyễn Thị Thanh Hòa vui mừng chào đón Phu nhân Mercedes Ponce Delgado tới thăm Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và bày tỏ sự cảm động trước tình cảm, sự ủng hộ của Venezuela đối với nhân dân và cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong sự nghiệp đổi mới.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa tự hào giới thiệu với bà Mercedes Ponce Delgado về truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và trong xây dựng đất nước. Vượt qua mọi khó khăn, phụ nữ Việt Nam đã và đang có những đóng góp tích cực trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, có vai trò, vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội…

Bà Mercedes Ponce Delgado cảm ơn sự đón tiếp của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và cho biết, công tác phụ nữ ở Venezuela cũng đã có truyền thống lâu đời. Phụ nữ Venezuela hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, giữ nhiều vị trí quan trọng, có tỷ lệ tham gia cao trong Quốc hội.

Venezuela hiện đã ban hành nhiều luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em gái; phát động các chiến dịch bảo vệ phụ nữ chống lại bạo lực gia đình. Hoạt động thông tin, truyền thông liên quan đến lĩnh vực này cũng rất được chú trọng./.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản


Chiều 30/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30/10-2/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.

Quang cảnh lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân tại sân bay Haneda ở Thủ đô Tokyo. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Quang cảnh lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân tại sân bay Haneda ở Thủ đô Tokyo. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, đầu tư, thương mại, viện trợ phát triển chính thức (ODA), du lịch, văn hóa và giáo dục…; đồng thời thúc đẩy các cam kết cụ thể trong việc triển khai các nội dung và dự án hợp tác kinh tế mang tầm chiến lược.

Ngay khi tới thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.

Nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước; đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, nhân viên, các cơ quan đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản thời gian qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hiện Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư, đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam; là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam và hai nước luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao nỗ lực của cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam trong hợp tác với phía Nhật Bản để bảo vệ, cứu hộ công dân Việt Nam trong trận động đất, sóng thần xảy ra hồi tháng 3.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam, các cơ quan đại diện của Việt Nam, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục đóng góp tích cực và hiệu quả hơn nữa vào việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Nhật Bản, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, du lịch.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Bằng khen của Thủ tướng cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và cho Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo hộ, cứu hộ công dân Việt Nam sau thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản.

Theo chương trình, ngày 31/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, tiếp một số nhà lãnh đạo và doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản./.


(Theo website Tất Thành Cang)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản


Chiều 30/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ đã tới Sân bay Haneda, Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 30/10 – 2/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda.

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ tới Sân bay Haneda, Thủ đô Tokyo

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ tới Sân bay Haneda, Thủ đô Tokyo

Tham gia đoàn có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ ; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.

Thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Lao động-Thương binh và Xã hội; Bí thư Tỉnh ủy (kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân) tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Chí Dũng; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Anh Điền và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình cùng tham gia đoàn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản

Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ đã tới thăm cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ ta tại sân bay, về phía Nhật Bản có Nghị sĩ, Quốc Vụ Khanh Bộ Ngoại giao Nakano; Cục trưởng Cục Châu Á – Châu Đại Dương, Bộ Ngoại giao Umeda; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki… Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Phú Bình; cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũngvà Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế-xã hội của đất nước; đánh giá cao sự nỗ lực, phấn đấu của cán bộ, nhân viên, các cơ quan đại diện của Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Nhật Bản trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản thời gian qua; cho biết, hiện Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư, là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam; là nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam; 2 nước luôn ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế và khu vực; các đảng phái của Nhật Bản luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác giữa 2 nước trên các lĩnh vực …

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngcũng đánh giá cao sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam trong hợp tác với phía Nhật Bản, bảo hộ, cứu hộ công dân Việt Nam trong trận động đất sóng, thần xảy ra tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011 vừa qua.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam; các cơ quan đại diện của Việt Nam, cộng đồng người Việt tại Nhật Bản tiếp tục có những đóng góp tích cực và hiệu quả hơn nữa vào việc tăng cường và thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Nhật Bản nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, giáo dục-đào tạo, du lịch…

Nhân dịp này, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Bằng khen của Thủ tướng cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và  Đại sứ Nguyễn Phú Bình vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo hộ, cứu hộ công dân Việt Nam sau thảm họa động đất, sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011 vừa qua tại Đông Bắc Nhật Bản.

Theo chương trình, ngày mai 31/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ Hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda; gặp gỡ Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản; tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và tiếp lãnh một số doanh nghiệp lớn của Nhật Bản./.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc (Theo Chinhphu)


(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chưa đến mức công bố dịch tay chân miệng


“Một số nước trong khu vực số ca mắc tay chân miệng, số tử vong cũng tăng vọt nhưng đã có nước nào công bố dịch đâu mà chúng ta công bố”, Bộ trưởng Y tế cho biết chiều 25/10 trong buổi họp về phòng chống dịch.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, năm 2003 Việt Nam phát hiện ca mắc đầu tiên, từ đó đến nay bệnh vẫn xảy ra rải rác quanh năm. Đặc biệt trong năm nay, dịch trở nên trầm trọng. Tuy nhiên không chỉ có nước ta mà một số nước xung quanh như Trung Quốc, Thái Lan cũng có dịch nhưng chưa có nước nào công bố.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Moh.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Moh.

“Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới từng công bố dịch cúm H1N1. Việt Nam cũng công bố dịch nhưng đấy là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chỉ cần hắt hơi một cái là có thể lây cho cả cộng đồng, lan rộng nhiều quốc gia. Tất cả các bộ, ngành, công an, bộ đội, giao thông vận tải, du lịch… đều được huy động tham gia chống dịch. Khách nhập cảnh phải kiểm tra thân nhiệt, lấy mẫu bệnh phẩm”, Bộ trưởng Tiến cho biết.

“Trong khi đó, tay chân miệng là bệnh vẫn lưu hành hàng năm, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, lây truyền qua bàn tay bẩn nên chúng ta có thể kiểm soát được. Hơn nữa, chúng ta vẫn đang có dịch sốt xuất huyết nhưng không công bố dịch. Chả nhẽ công bố để rồi sau đó người nào vào Việt Nam cũng phải lấy mẫu xét nghiệm máu?”, bà Tiến nói.

Bà cũng nhấn mạnh: “Tôi khẳng định là có dịch tay chân miệng nhưng xét theo luật hay thực tế thì không ai công bố. Và cũng không có chuyện địa phương giấu vì bệnh thành tích. Ta vẫn có thể khống chế được vì bệnh lây qua đường tay bẩn. Nói thế nhưng chúng ta không được lơ là trước tính mạng của trẻ”, bà Tiến cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết: “Hiện chưa có địa phương nào là không kiểm soát được bệnh cả. Nếu áp dụng đúng và đủ các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế mà trên địa bàn bệnh dịch vẫn tăng thì mới nói là không kiểm soát được”.

Cũng theo ông, việc kiểm soát dịch của các địa phương rất tốt. Bằng chứng là tỉnh nào có số ca mắc cao trước đây đã giảm. Hiện chưa có đến một ca tay chân miệng trên 1.000 dân, trong khi ở Singapore là 3 trẻ mắc trên 1.000 dân.

Cũng theo ông Bình, có một thực tế là công tác tuyên truyền hiện tập trung vào việc phát hiện sớm bệnh để đưa trẻ đi khám, điều trị mà chưa chú trọng vào phòng bệnh. Nhận thức của người dân còn rất lơ là, cộng tác viên, tuyên truyền viên có đến tận nhà nhưng người dân không nghe.

“Vì thế, trong thời gian tới cần thay đổi cách truyền thông làm sao để người dân tự bảo vệ mình, cán bộ y tế không làm thay được. Chúng ta chỉ cần làm điều đơn giản là rửa tay bằng xà phòng cho mình và cho trẻ trước và sau khi ăn, đi vệ sinh, khử trùng đồ chơi, khăn, tã lót, quần áo, nền nhà…”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Thực tế, theo khảo sát tại một số tỉnh, thành, trẻ ở nhà không đi học mà vẫn mắc bệnh chiếm tỷ lệ lớn. Qua điều tra 100 trẻ mắc tay chân miệng tại TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Bến Tre cho thấy tỷ lệ trẻ không đi học mà mắc bệnh rất cao (gần 80%). Thực trạng cũng tương tự tại Long An, Vĩnh Long, Quảng Ngãi. Điều đó có thể thấy vai trò của cha mẹ, người chăm sóc trong việc phòng bệnh cho trẻ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến nay cả nước đã ghi nhận 78.000 ca bệnh, trong đó 137 trường hợp tử vong. “Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam khá thấp, khoảng 3%, trong khi các nước xung quanh 10-30%”, Bộ trưởng Y tế cho biết.

Nam Phương(Theo Vnexpress)


(Theo website Tất Thành Cang)

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Chưa đến mức công bố dịch tay chân miệng


“Một số nước trong khu vực số ca mắc tay chân miệng, số tử vong cũng tăng vọt nhưng đã có nước nào công bố dịch đâu mà chúng ta công bố”, Bộ trưởng Y tế cho biết chiều 25/10 trong buổi họp về phòng chống dịch.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, năm 2003 Việt Nam phát hiện ca mắc đầu tiên, từ đó đến nay bệnh vẫn xảy ra rải rác quanh năm. Đặc biệt trong năm nay, dịch trở nên trầm trọng. Tuy nhiên không chỉ có nước ta mà một số nước xung quanh như Trung Quốc, Thái Lan cũng có dịch nhưng chưa có nước nào công bố.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Moh.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Moh.

“Trước đây, Tổ chức Y tế Thế giới từng công bố dịch cúm H1N1. Việt Nam cũng công bố dịch nhưng đấy là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chỉ cần hắt hơi một cái là có thể lây cho cả cộng đồng, lan rộng nhiều quốc gia. Tất cả các bộ, ngành, công an, bộ đội, giao thông vận tải, du lịch… đều được huy động tham gia chống dịch. Khách nhập cảnh phải kiểm tra thân nhiệt, lấy mẫu bệnh phẩm”, Bộ trưởng Tiến cho biết.

“Trong khi đó, tay chân miệng là bệnh vẫn lưu hành hàng năm, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, lây truyền qua bàn tay bẩn nên chúng ta có thể kiểm soát được. Hơn nữa, chúng ta vẫn đang có dịch sốt xuất huyết nhưng không công bố dịch. Chả nhẽ công bố để rồi sau đó người nào vào Việt Nam cũng phải lấy mẫu xét nghiệm máu?”, bà Tiến nói.

Bà cũng nhấn mạnh: “Tôi khẳng định là có dịch tay chân miệng nhưng xét theo luật hay thực tế thì không ai công bố. Và cũng không có chuyện địa phương giấu vì bệnh thành tích. Ta vẫn có thể khống chế được vì bệnh lây qua đường tay bẩn. Nói thế nhưng chúng ta không được lơ là trước tính mạng của trẻ”, bà Tiến cho biết thêm.

Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho biết: “Hiện chưa có địa phương nào là không kiểm soát được bệnh cả. Nếu áp dụng đúng và đủ các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế mà trên địa bàn bệnh dịch vẫn tăng thì mới nói là không kiểm soát được”.

Cũng theo ông, việc kiểm soát dịch của các địa phương rất tốt. Bằng chứng là tỉnh nào có số ca mắc cao trước đây đã giảm. Hiện chưa có đến một ca tay chân miệng trên 1.000 dân, trong khi ở Singapore là 3 trẻ mắc trên 1.000 dân.

Cũng theo ông Bình, có một thực tế là công tác tuyên truyền hiện tập trung vào việc phát hiện sớm bệnh để đưa trẻ đi khám, điều trị mà chưa chú trọng vào phòng bệnh. Nhận thức của người dân còn rất lơ là, cộng tác viên, tuyên truyền viên có đến tận nhà nhưng người dân không nghe.

“Vì thế, trong thời gian tới cần thay đổi cách truyền thông làm sao để người dân tự bảo vệ mình, cán bộ y tế không làm thay được. Chúng ta chỉ cần làm điều đơn giản là rửa tay bằng xà phòng cho mình và cho trẻ trước và sau khi ăn, đi vệ sinh, khử trùng đồ chơi, khăn, tã lót, quần áo, nền nhà…”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.

Thực tế, theo khảo sát tại một số tỉnh, thành, trẻ ở nhà không đi học mà vẫn mắc bệnh chiếm tỷ lệ lớn. Qua điều tra 100 trẻ mắc tay chân miệng tại TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương và Bến Tre cho thấy tỷ lệ trẻ không đi học mà mắc bệnh rất cao (gần 80%). Thực trạng cũng tương tự tại Long An, Vĩnh Long, Quảng Ngãi. Điều đó có thể thấy vai trò của cha mẹ, người chăm sóc trong việc phòng bệnh cho trẻ.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến nay cả nước đã ghi nhận 78.000 ca bệnh, trong đó 137 trường hợp tử vong. “Tỷ lệ tử vong ở Việt Nam khá thấp, khoảng 3%, trong khi các nước xung quanh 10-30%”, Bộ trưởng Y tế cho biết.

Nam Phương(Theo Vnexpress)


(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước CH Philippines


Sáng 26/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Philippines từ ngày 26-28/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Philippines Beningo S. Aquino III.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines trên cương vị Chủ tịch nước.

Tham gia Đoàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư.

Chuyến thăm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Philippines, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Tất Thành Cang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước CH Philippines


Sáng 26/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Philippines từ ngày 26-28/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Philippines Beningo S. Aquino III.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines trên cương vị Chủ tịch nước.

Tham gia Đoàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư.

Chuyến thăm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Philippines, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Tất Thành Cang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước CH Philippines


Sáng 26/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Philippines từ ngày 26-28/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Philippines Beningo S. Aquino III.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines trên cương vị Chủ tịch nước.

Tham gia Đoàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư.

Chuyến thăm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Philippines, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Tất Thành Cang)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước CH Philippines


Sáng 26/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Philippines từ ngày 26-28/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Philippines Beningo S. Aquino III.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Philippines trên cương vị Chủ tịch nước.

Tham gia Đoàn có Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư.

Chuyến thăm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Philippines, đặc biệt trong bối cảnh năm 2011, hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao./.

(TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Tất Thành Cang)

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Sử học có vai trò làm nên cốt cách người Việt Nam


Tối ngày 22/10, tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất và công bố Quỹ Phát triển sử học Việt Nam.

Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam  và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (Ảnh: TTXVN)

Lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự buổi lễ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Thành lập năm 1966, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã trải 6 qua nhiệm kỳ đại hội, thu hút gần 4.000 hội viên sinh hoạt tại 51 hội thành viên, có mặt tại nhiều cơ quan nghiên cứu, tỉnh, thành trong cả nước. Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu, Hội đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử đất nước, thế giới, lịch sử ngành, địa phương. Những kết quả nghiên cứu của Hội đã cung cấp luận chứng cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ đất nước.

Hội cũng phối hợp với các bộ, ngành phổ cập tri thức sử học, đưa các nội dung mới vào giảng dạy trong trường học. Trước tình trạng việc dạy và học môn sử có biểu hiện sa sút, Hội đã nghiên cứu nghiêm túc, đề xuất giải pháp khả thi, được chấp nhận. Thời gian tới, cùng với việc đưa Quỹ sử học Việt Nam vào hoạt động, Hội tập trung khuyến khích, cổ vũ hoạt động nghiên cứu sử học để có thêm nhiều công trình trí tuệ; cải thiện việc dạy và học môn lịch sử trong trường học; tổng hợp thành tựu sử học trong nước, quốc tế, để biên soạn bộ quốc sử, dự kiến 25 tập.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương nỗ lực của giới sử học nước nhà trong 45 năm hoạt động không mệt mỏi. Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp của Hội qua 6 khóa Ban chấp hành với tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương, biên soạn, công bố nhiều công trình sử học. Chủ tịch nước khẳng định, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là một trong những Hội ra đời sớm nhất, tập hợp được ngày càng đông đảo hội viên, đang làm tốt việc phát triển thành tựu sử học. Chủ tịch nước nêu rõ, sử học có vai trò to lớn trong giáo dục truyền thống, làm nên cốt cách người Việt Nam, là nền tảng tinh thần của xã hội. Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần hoàn thành sứ mệnh cao cả, thực hiện tốt việc tư vấn, phản biện, giám định, cung cấp tư liệu lịch sử, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Tại buổi lễ, các nghệ sĩ, nhạc công thuộc các đoàn nghệ thuật Trung ương và Hà Nội đã biểu diễn chương trình nghệ thuật chào mừng “Sóng vọng Biển Đông” với nhiều tiết mục đặc sắc./.

(Theo TTXVN)


(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp trình bày báo cáo KT-XH trước Quốc hội


Sáng nay, sau lễ đặt vòng hoa và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng 500 đại biểu làm lễ chào cờ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 13 được phát thanh và truyền hình trực tiếp.

Sau khi Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chính thức khai mạc kỳ họp lúc 9h30 sáng 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo tình hình điều hành đất nước thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội 1 năm qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp báo cáo kế hoạch phát triển KT-XH từng thời điểm (ảnh: Việt Hưng).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp báo cáo kế hoạch phát triển KT-XH từng thời điểm (ảnh: Việt Hưng).

500 đại biểu sẽ thảo luận, thông qua 5 dự luật và cho ý kiến 13 dự luật, đồng thời thảo luận hàng chục báo cáo liên quan đến tình hình kinh tế – xã hội, phòng chống tham nhũng, khiếu kiện, quốc phòng, an ninh…

Khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp trình, báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 2011, kế hoạch năm 2012 và kế hoạch 5 năm 2011 – 2015.

Đây cũng là kỳ họp để Quốc hội ra những quyết sách, mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình dự kiến kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, mang tính chất bản lề để hướng đến mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, Chính phủ xác định ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng ở mức hợp lý, phù hợp với tình hình trong nước và thế giới, tạo sự chủ động tiến tới ổn định một bước vững chắc hơn về kinh tế vĩ mô vào cuối năm 2013. Những năm cuối nếu có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển ở mức cao hơn để bình quân 5 năm đạt mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng đề ra.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012. Tiếp đó Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh báo cáo chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011-2015.

Báo cáo của Thủ tướng sẽ được Chủ nhiệm UB kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu trình bày nội dung thẩm tra. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 và kế hoạch năm 2012 cũng có một bản thẩm tra riêng được trình bày liền trong buổi làm việc sáng.

Cả ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp, QH dành gần trọn thời gian cho vấn đề kinh tế xã hội, nhất là những kế hoạch dài hơi cho cả nhiệm kỳ khóa XIII. Theo đó, báo cáo kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 sẽ được Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Minh Quang trình bày. Báo cáo về Chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015, Chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011 – 2015 do Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày. Các nội dung báo cáo đều được UB chuyên trách của QH thẩm tra, đánh giá.

Tiếp sau mỗi báo cáo của thành viên Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển sẽ trình bày báo cáo thẩm tra.

Kỳ họp thứ 2 tập trung làm luật với 5 dự án luật sẽ được xem xét thông qua, 13 dự án luật cho ý kiến lần đầu, trong đó có nhiều luật quan trọng, ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh như Bộ luật lao động sửa đổi, luật Biển Việt Nam.

Quốc hội sẽ nghe chất vấn và trả lời chất vấn. Dự kiến nhiều bộ trưởng, thành viên Chính phủ mới của nhiệm kỳ này sẽ lần đầu đăng đàn cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước QH.

Nguyễn Anh


(Theo website Tất Thành Cang)