Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Trên 2,3 triệu lượt khách tham quan bảo tàng


(SGGP). – Ngày 26-1, Sở VH-TT-DL TPHCM đã tổng kết hoạt động năm 2010 và triển khai chương trình thực hiện năm 2011 của khối bảo tàng tại TP. Trong năm 2010, các bảo tàng tại TPHCM đón trên 2,3 triệu lượt khách đến tham quan tìm hiểu (tăng 11% so với cùng kỳ), trong đó có trên 580.000 lượt du khách nước ngoài, 250.000 lượt là đối tượng học sinh, sinh viên, đặc biệt đối tượng khách lưu động đạt trên 722.000 lượt, tăng 44% so với năm 2009.


Năm qua, ngoài 58 cuộc trưng bày triển lãm tại chỗ, các bảo tàng cũng đã chủ động liên kết với nhiều đơn vị doanh nghiệp, trường học tại TPHCM và các tỉnh thành tổ chức 105 cuộc trưng bày triển lãm lưu động phục vụ đông đảo người dân.




T. M. AN





(Theo website Tất Thành Cang)

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Không gian cho văn hóa đọc




Không gian đây có thể là nơi đọc sách, nơi tổ chức các sự kiện liên quan đến văn hóa đọc. Trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay, đi tìm một không gian cho văn hóa đọc đang là một vấn đề đáng quan tâm.






Quán – không gian bất đắc dĩ




Đi tìm một không gian lý tưởng để giới thiệu sách, tổ chức các buổi giao lưu gặp mặt tác giả, tác phẩm luôn là một vấn đề làm đau đầu những người làm sách. Lắm lúc, họ phải chọn cả quán nhậu, nhà hàng để tổ chức ra mắt sách. Từng có trường hợp sách thiếu nhi cũng đã phải ra mắt trong một nhà hàng buffet cao cấp, khách tham dự chủ yếu lo ăn uống hơn là quan tâm đến sách.


Dạo sau này, các đơn vị làm sách đã tìm được một địa chỉ mới cho các đợt ra mắt sách, giao lưu sách của mình, đó là các quán cà phê. Điển hình nhất trong việc chọn quán cà phê làm điểm ra mắt sách có thể kể đến NXB Trẻ, mà tiêu biểu là lần ra mắt cuốn sách mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ưu điểm của việc tổ chức ra mắt, giao lưu sách ở các quán cà phê có thể thấy ngay trước mắt, đó là sự tiện lợi, dễ dàng, chi phí không quá cao.


Tuy nhiên, không gian quán cà phê dù có được bố trí đẹp nhưng dù sao cũng không phù hợp là một không gian lý tưởng cho sách. Có thể thấy rõ điều này trong lần nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ra mắt cuốn sách

Khói trời lộng lẫy

tại quá Cà phê “Thứ bảy”. Phòng dùng để giao lưu vốn chỉ là một phòng cho khách uống cà phê với diện tích khoảng hơn 20m² nhưng phải chứa đến gần 40 khách, hơn phân nửa số đó phải ngồi bệt dưới đất, nhà văn thì chìm nghỉm ở một góc.




Nhà sách – Không gian văn hóa đọc đa năng




Công ty CP Phát hành sách TPHCM (Fahasa) và Công ty Văn hóa Phương Nam (PNC) sở hữu hệ thống nhà sách lớn nhất nhì cả nước. Chính vì thế, đây là hai đơn vị tiên phong trong việc biến nhà sách từ chỗ chỉ bán sách trở thành một không gian văn hóa đọc đa năng.


Fahasa đi đầu trong việc tổ chức các hoạt động triển lãm sách tại các nhà sách trong hệ thống của đơn vị. Đã thành thông lệ, tại các nhà sách như Xuân Thu, Nguyễn Huệ hàng năm liên tục diễn ra các cuộc triển lãm sách của các NXB quốc tế. Sau này, do giải tỏa mặt bằng nên nhà sách Xuân Thu chuyển về nhập chung với nhà sách Tân Định, các hoạt động triển lãm cũng chuyển về đây. Mới đây, nhà sách tổ chức cuộc giao lưu với diễn viên, nhà văn Lục Tiểu Linh Đồng thu hút hàng ngàn bạn đọc đến tham dự.


PNC lại có một điểm khác biệt, đơn vị còn sở hữu một hệ thống cà phê sách khá hoàn thiện tại một số nhà sách trong hệ thống. Chính vì vậy các cuộc giao lưu sách tại đây có sẵn một không gian riêng. Trước đây, PNC thường tổ chức tại nhà sách PNC trên đường Nguyễn Oanh, nhưng do vị trí không thuận lợi nên sau này chuyển về nhà sách PNC số 2A đường Lê Duẩn, quận 1. Ngoài ra vào thứ bảy mỗi tuần tại đây sẽ tổ chức cho các tác giả ký tặng sách trực tiếp cho bạn đọc. Đây là một hoạt động khá quen thuộc ở các nhà sách nước ngoài.


Với nỗ lực kiến tạo các không gian văn hóa đọc đa năng, các nhà sách chuyên nghiệp cũng đang dần xây dựng nên những mảng không gian dành riêng cho văn hóa đọc giữa đô thị chất chội hiện nay. Đây là một việc làm đáng khích lệ.




Tường Vy





(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Điệp viên 007 mới trình làng năm 2012




Hai hãng sản xuất phim MGM (Mỹ) và Eon (Anh) cho biết, bộ phim mới về điệp viên 007 dự kiến sẽ ra mắt khán giả toàn cầu vào tháng 11-2012. Daniel Craig (ảnh), nam diễn viên người Anh, sẽ tiếp tục nhập vai điệp viên 007.










Đây sẽ là tập phim thứ 23 về chàng điệp viên đào hoa 007. Trước Daniel Craig, các diễn viên Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton và Pierce Brosnan đã để lại nhiều dấu ấn với vai diễn này. 



V.CAO





(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Đờn ca tài tử Nam bộ – Triển vọng vinh danh


Ngày 10-1, ngày thứ hai trong khuôn khổ hội thảo quốc tế “Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và những lối hòa đàn ngẫu hứng” (do Bộ VH-TT-DL, Viện Âm nhạc phối hợp với UBND TPHCM tổ chức), nhiều góc nhìn và ý kiến phong phú từ các nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống quốc tế đã được đưa ra.

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ và những lối hòa đàn ngẫu hứng

  • Ngẫu hứng – điểm nổi bật độc đáo

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ rất nhiều triển vọng được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bởi cơ bản đã đạt hết mọi tiêu chí mà UNESCO đưa ra: có tầm ảnh hưởng văn hóa rộng lớn, giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhầm lẫn với bất cứ loại hình âm nhạc nào khác và quan trọng nhất là nghệ thuật đờn ca tài tử có sức sống mãnh liệt, hiện vẫn đang “sống” và “sống rất khỏe” tại nhiều tỉnh thành Nam bộGS-TS Trần Văn Khê

Sự đánh giá tinh tế và gợi mở khi nhận xét về nghệ thuật đờn ca tài tử của GS-TS Yamaguti Osamu (Nhật Bản) đã khiến nhiều đại biểu thích thú. GS Yamaguti đặc biệt quan tâm tới yếu tố ngẫu hứng – một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một buổi chơi đờn ca tài tử.


(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Bảy, 8 tháng 1, 2011

Ông Tất Thành Cang trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XI


Hôm qua, 18/1, trong phiên làm việc của Đại hội Đảng XI tại hội trường, ông Trịnh Long Biên, Trưởng ban kiểm phiếu đã báo cáo kết quả bầu cử Ban Chấp hành (BCH)Trung ương Đảng khóa XI và công bố danh sách các đồng chí trúng cử bao gồm 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết.

Theo danh sách đã được công bố, có chín ủy viên Bộ Chính trị khóa X tiếp tục tham gia BCH Trung ương khóa XI bao gồm: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Tô Huy Rứa, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải.

Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (71 tuổi), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (69 tuổi) không tham gia BCH Trung ương khóa mới.

Các đại biểu bỏ phiếu bầu BCH T.Ư khóa XI

Các đại biểu bỏ phiếu bầu BCH T.Ư khóa XI

Cũng theo danh sách này, các phó thủ tướng và các bộ trưởng, trưởng ngành tham gia BCH Trung ương khóa XI bao gồm: Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Giàng Seo Phử, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ.Đoàn TP.HCM có năm đại biểu tham gia BCH Trung ương khóa XI gồm bốn ủy viên chính thức: Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân, Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Phan Thanh Bình và một ủy viên dự khuyết là Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND Q.2, đồng chí Tất Thành Cang.

tat-thanh-cang

Ông Tất Thành Cang

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng tái đắc cử vào BCH Trung ương khóa XI. Trong danh sách Ủy viên Trung ương khóa XI  có một số gương mặt mới như Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ… Ông Nguyễn Xuân Kiên, người duy nhất tự ứng cử không có tên trong danh sách trúng cử.

Đại hội đã biểu quyết với 100% ý kiến đồng ý thông qua kết quả bầu cử và danh sách các đồng chí trúng cử BCH Trung ương Đảng khóa XI.

Cũng trong ngày hôm qua, tại Hội trường, các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về Báo cáo tiếp thu, giải trình của Đoàn Chủ tịch Đại hội. Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội đã tiếp thu, giải trình và làm rõ thêm về một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Tiếp đó, các đại biểu đã tiến hành ghi phiếu biểu quyết một số vấn đề thuộc nội dung các văn kiện Đại hội. Cuối giờ làm việc buổi sáng, các đại biểu tham dự Đại hội đã ghi phiếu giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh Tổng bí thư trong số các Ủy viên Trung ương chính thức khóa XI mới được bầu.

Phương Mai


(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Trao giải Cuộc thi truyện ngắn, bút ký, phóng sự về ngành giáo dục


(SGGPO).-

Lễ trao giải Cuộc thi truyện ngắn, bút ký, phóng sự về ngành Giáo dục do Bộ Giáo dục – Đào tạo, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức đã diễn ra sáng nay, 7-1, tại Hà Nội.




Được phát động từ tháng 4 -2009, cuộc thi đã tập hợp được đông đảo các nhà văn, nhà báo, cán bộ đương chức ở các ngành nghề và cán bộ, quân nhân đã nghỉ hưu và cả các em học sinh – sinh viên tham gia. Mảng đề tài được nhiều tác giả đề cập tới là giáo dục ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà vấn đề cốt lõi là chế độ đãi ngộ và chính sách với giáo viên, là trường lớp, thiết bị dạy học…


Có 2.205 tác phẩm dự thi của 2012 tác giả đến từ khắp các tỉnh thành trên cả nước, trong đó có 12 tác giả là người dân tộc. Ban tổ chức đã chọn ra 202 tác phẩm vào vòng chung khảo. Từ đó, 12 tác phẩm được giải ở thể loại ký, phóng sự (với 1 giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải 3 và 5 giải khuyến khích); 12 tác phẩm được giải ở thể loại truyện ngắn (không có giải nhất, 2 giải nhì, 4 giải 3 và 6 giải khuyến khích). Tổng cộng có 24 tác giả, trong đó có 12 nhà văn, nhà báo, 7 nhà giáo, 4 cán bộ khoa học kỹ thuật và 1 sinh viên được nhận giải thưởng.


Từ cuộc thi này, đã có hơn 100 tác phẩm ký, phóng sự và truyện ngắn đã được giới thiệu trên các báo Văn nghệ, Giáo dục – Thời đại và tạp chí Thế giới mới, tạp chí Văn học tuổi trẻ trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi.


Trong thời gian tới, Ban tổ chức cuộc thi sẽ cho xuất bản 2 tập sách ký, phóng sự và truyện ngắn được giải và phát hành rộng rãi tới các trường học trong cả nước.


Đáng chú ý, thể loại  truyện ngắn không có giải nhất. Còn giải nhất  thể loại ký, phóng sự được trao cho nhà báo Phạm Ngọc Dương (VTC New) với tác phẩm “Hành trình kéo người La Chí ra khỏi rừng rậm”.




Phan Thảo





(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Thu hút khoảng 500.000 lượt khách tham gia






Liên hoan món ngon các nước năm 2010 diễn ra trong 8 ngày (từ 26-12-2010 đến 2-1-2011) tại Khu B Công viên 23-9 (TPHCM) đã thu hút khoảng 500.000 lượt khách tham gia.






Bánh xèo của Việt Nam tiếp tục được vinh danh trong cuộc thi món ngon các nước năm nay và lần thứ 2 liên tiếp sản phẩm của Bánh xèo Ăn là ghiền đạt giải vàng của cuộc thi. Trong phần thi Món ngon các nước, ban tổ chức đã trao 10 giải vàng món ăn ngon nhất cho 10 đơn vị xuất sắc nhất.




M.HẠNH





(Theo website Tất Thành Cang)

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Hồi ức kinh hoàng của thủy thủ tàu Vân Đồn 02


Trong 23 thủy thủ trên chuyến tàu định mệnh Vân Đồn 02 bị đắm ở khu vực Nam biển Đông tới nay, mới chỉ có 12 người được cứu sống. Hôm qua 2-1, chúng tôi đã tìm gặp họ. Cầm tay chúng tôi mà những ánh mắt vẫn còn chưa nguôi nỗi kinh hoàng, hoảng sợ.

Thủy thủ đầu tiên mà chúng tôi gặp là anh Nguyễn Tiến Đạt, nhà ở phường Bạch Đằng (TP Hạ Long). Lúc chúng tôi bước vào nhà, anh Đạt đang ôm đứa con 1 tuổi trong lòng, ngồi giữa cả một đoàn người toàn là anh em, bà con họ hàng, rồi cả láng giềng cũng kéo tới để mừng cho anh còn sống trở về.

Vẻ mặt vẫn chưa khỏi bần thần, anh Đạt nhớ lại, khoảng hơn 1 giờ sáng 28-12-2010, khi đó biển vẫn còn là bóng đêm, anh em thủy thủ trên tàu vẫn còn đang ngủ. Bất ngờ con tàu quen thuộc của họ có biểu hiện lạ thường, lắc lư mạnh dần lên. Trong khi bên ngoài, gió mưa vẫn đang ầm ào gào thét, quật vào mạn tàu răng rắc. Anh em chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì bỗng nghe tiếng gào như vỡ giọng từ buồng thuyền trưởng Nguyễn Danh Hải: “Tàu sắp bị chìm, tất cả anh em lập tức lên buồng lái, nhanh lên”.



Hiện tại, công tác tìm kiếm 11 nạn nhân còn lại vẫn đang được triển khai ở khu vực Nam biển Đông. Tuy nhiên, nhiều khả năng các thủy thủ xấu số đều đã bị chìm theo tàu khi sự cố xảy ra quá nhanh và bất ngờ.



Như một phản xạ không điều kiện, tất cả anh em lao về khu vực buồng lái, cuống cuồng cùng nhau hạ thuyền cứu hộ, tìm phao cứu sinh. Thuyền trưởng Hải nói như lạc cả giọng, thúc giục anh em thủy thủ thực hiện mọi phương án cứu tàu và sẵn sàng mặc áo cứu sinh vào người để thoát hiểm. Thế nhưng, không ngờ con tàu lại chìm quá nhanh, nên các anh em chỉ kịp mặc áo cứu sinh, có một vài người còn chưa kịp cài dây áo. Thoạt đầu, một vài anh em đã triển khai hạ thuyền cứu hộ, nhưng lại không kịp vì tàu bị chìm nhanh quá. Do đó, một số thuyền viên chỉ còn kịp nhảy ra biển để thoát thân, số còn lại ở buồng lái đã bị nước biển kéo chìm xuống cùng con tàu… Chỉ trong nháy mắt, con tàu đã biến mất hẳn khỏi mặt biển đêm. Chỉ còn lại những thủy thủ thoát được ra ngoài, nổi trên làn nước lạnh, vùng vẫy tự tìm cách để cứu nhau.

Tàu bị chìm hẳn, những cơn sóng gió rất lớn trên biển đã thi nhau đánh vào thân thể các thuyền viên tơi tả, đầy thương tích. Người bám phao, người mặc áo phao, người vớ tạm khúc gỗ… Tất cả đành phó mặc cho số phận khi cơ thể không còn tí sức lực nào sau sự cố kinh hoàng, khi sóng gió, rét cùng cơ thể bầm giập thương tích giữa màn đêm bao la… Hầu như họ còn không dám hy vọng mình sẽ được cứu vớt.

Tuy nhiên, sóng nước đã đưa đẩy các thuyền viên nổi lênh đênh trên mặt biển khoảng gần 2 giờ thì một vài thuyền viên được một chủ tàu đánh cá KG-91371 của tỉnh Kiên Giang phát hiện, cứu sống. Sau đó, thêm một tàu cá số hiệu KG-91907 cũng đã phát hiện và cứu nốt những anh em còn lại. Đến 4 giờ sáng, 2 tàu cá đã cứu sống được 11 thuyền viên. Các thuyền viên được cứu lên tàu gần như không còn sức lực. Thở không ra hơi. Họ được chủ 2 tàu cá khẩn trương sơ cứu. Cho tới 11 giờ đêm 28-12, tàu cứu hộ của hải quân mới tiếp cận khu vực tàu Vân Đồn 02 bị nạn để tổ chức lực lượng tìm kiếm các thuyền viên khác và đã cứu hộ thêm 1 thuyền viên, đồng thời tiếp nhận 11 thuyền viên được cứu sống trước đó để đưa vào Côn Đảo.

Cách nhà anh Đạt không xa là căn nhà của tàu phó Vân Đồn 02 Nguyễn Mạnh Hà, phường Cao Xanh, TP Hạ Long. Khuôn mặt hốc hác rạm đen, một cánh tay được bó chặt, trên bả vai bị thương rất nặng, một chân không thể bước đi được nữa, anh ngồi giữa hàng chục bà con họ hàng, các thành viên trong gia đình cùng chia sẻ. Bằng giọng nghẹn ngào cảm động, anh kể lại: “Tôi không còn tin vào mắt mình nữa, mọi việc xảy ra quá nhanh giữa sóng to gió lớn trên biển Đông. Bây giờ, tôi vừa vui lại vừa buồn. Vui vì mình đã may mắn sống sót trở về. Nhưng lại buồn vì không biết các anh em bạn bè tôi cùng ở chuyến tàu bây giờ thế nào, có thêm ai còn thoát chết như tôi”.

Văn Phúc – Quốc Cường


(Theo website Tất Thành Cang)

Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Phim truyền hình Việt Nam thời “giờ vàng” – Chúng ta quá giỏi!?




Bây giờ, bật kênh truyền hình nào – từ trung ương đến địa phương cũng thấy phim Việt, cả phim cũ lẫn phim mới. Khán giả không kịp nhớ tên phim, tên nhân vật và còn quên luôn cả tên diễn viên. Khi phim Việt chiếm lĩnh màn ảnh nhỏ, chưa kịp vui mừng, hãnh diện vì phim ta lấn át phim nước ngoài, người xem đã rơi vào cảm giác ngán ngẩm như sắp bị… bội thực đến nơi.







  • Chạy đua làm phim








Một diễn viên cho biết: “Chỉ đến khi ra trường quay mới biết hôm nay mình đóng cái gì, sau đó học thoại ngay (nếu thu tiếng trực tiếp), còn không đã có người nhắc thoại”.




(Theo website Tất Thành Cang)